Theo truyền thuyết, sau khi đánh giặc Ân, Vua Hùng thứ 6 ra lệnh cho các người con dâng lễ vật lên vua, lễ vật nào đặc biệt ý nghĩa, vua sẽ truyền ngôi lại cho người đó.
Vị hàng tử thứ 18 Lang Liêu nằm mơ thấy vị thần mách bảo: “Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Liêu tỉnh dậy và thực hiện theo để dâng lên Vua Hùng. Vua ăn thấy ngon và hỏi về ý nghĩa của bánh, sau khi nghe về câu chuyện do người con kể lại, vua xúc động và đặt tên bánh là “Bánh chưng” với hình vuông tượng trưng cho Đất, “Bánh giầy” với hình tròn tượng trưng cho trời.
E hèm !
Về ý nghĩa quân sự, thời đó tủ lạnh còn chưa có, điện cũng chưa kéo về bản, máy phát điện thì càng khó mua. Hành quân xa mang theo lương thực và bảo quản cho thức ăn tốt thì không gì ngoài bánh chưng bánh dày. Trước khi hành quân thì gói bánh, nấu bánh mang theo, vậy là có món ” lương khô” tươi ngon suốt 10 ngày nửa tháng.
Một món ngon nữa cũng được phơi khô, gói trong nhiều lớp lá chuối, buộc kín bằng dây gai, vốn không phổ biến bằng bánh chưng, bánh dày. Cơ mà các lạc hầu, lạc tướng khi hành quân vẫn mang ra uống rượu, hoặc khao quân trước mỗi trận đánh lớn…. Là món cá lóc sấy muối ớt! Nay món khô cá lóc này vẫn được T&J Farmstay duy trì sản xuất đến nay.
Cảm ơn các mệ nàng đảm đang nhé! bản tướng quân nhập hội nhậu đã, kẻo bỏn choén hết mồi ngon. Cu bếp, đưa đĩa cá lóc sấy muối ớt qua đây coi.. Mé thơm qué chời!!!
Dạ em mời Quan lang ly cho đỡ mỏi ạ!